Vay đáo hạn ngân hàng cần cẩn trọng rủi ro và áp lực trả lãi nóng

5/5 - (1 bình chọn)

Đáo hạn ngân hàng – Nên vay đáo hạn ngân hàng ở đâu để giảm áp lực trả lãi cao và rủi ro bị siết nhà ?

Mời bạn cùng Ebank Vietnam tìm hiểu về đáo hạn ngân hàng để giảm thiểu những rủi ro không đáng có khi vay đáo hạn ngân hàng.

Đáo vay hạn ngân hàng là gì ?

Khi bạn vay theo hạn mức tín dụng (thường dùng là vay ngắn hạn, vay trả lãi, v/v), thì phương thức trả nợ như sau :

Tiền nợ gốc : Trả vào cuối kỳ, thường tối đa là 12 tháng là đến hạn đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp.

Tiền nợ lãi: Trả hàng tháng.

Vậy thì vay đáo hạn ngân hàng là việc đến kỳ trả nợ tiền gốc ngân hàng, bạn phải xoay sở tiền để trả hết nợ gốc cho ngân hàng mới được tiếp tục vay lại số tiền đó (một số ngân hàng còn gọi là roll khế ước nhận nợ – giấy nhận nợ).

Tiền dùng để xoay sở trả nợ gốc cho ngân hàng thường đến từ nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh, từ mượn người thân,v/v của bạn để trả nợ cho ngân hàng.

Một số trường hợp không thể huy động được nguồn tiền chính thống như trên, mới dùng đến việc vay mượn nợ nóng bên ngoài để đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp.

đáo hạn ngân hàng và giải chấp nhanh

Khách hàng nào sử dụng phương thức vay đáo hạn ngân hàng ?

  • Khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh như : Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp cần bổ sung vốn lưu động,
  • Hoặc khách hàng cá nhân có hoạt động kinh doanh bất động sản có nguồn trả nợ gốc là việc bán bất động sản (thường khoản vay có mục đích kinh doanh bất động sản bị ngân hàng hạn chế cho vay, chỉ ưu tiên cho khách hàng vay có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định)

Có thể bạn quan tâm Thủ tục vay tiền ngân hàng

Áp lực và rủi ro của khách hàng khi vay đáo hạn ngân hàng như thế nào ?

1. Khách hàng đã trả hết nợ gốc khi đến kỳ đáo hạn nhưng không được ngân hàng cho vay tiếp vì các lý do như :

  • Hạn mức tín dụng hết hiệu lực sử dụng hoặc quá hạn không giải ngân được,
    Ngân hàng hết room.
  • Ngân hàng không đồng ý tái cấp hạn mức, cho vay đáo hạn lại, v/v.

2. Không được vay tiếp tục lại khi đáo hạn, mà đã mượn nợ bên ngoài để trả cho ngân hàng là một áp lực khá lớn đối với khách hàng.

3. Nếu đến kỳ đáo hạn ngân hàng mà không kiếm được nguồn tiền trả nợ ngân hàng, dẫn đến khoản vay bị nợ xấu => Không có ngân hàng nào có thể cho vay lại.

4. Áp lực trả nợ vay mượn nóng bên ngoài lãi suất cao, lo sợ mất nhà, siết nhà, tài sản, v/v

vay đáo hạn ngân hàng

Cần làm gì để giảm áp lực và rủi ro khi vay đáo hạn ngân hàng ?

  • Trước khi đến hạn đáo hạn ngân hàng (khoảng 30 ngày), bạn chủ động liên hệ ngân hàng để lên phương án nguồn tiền trả nợ gốc cho ngân hàng.
  • Theo dõi việc hạn mức tín dụng hết hạn vào ngày nào, chủ động gia hạn trước 30 ngày.
  • Bạn cần giao dịch và làm việc với chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm tại các ngân hàng có uy tín, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thông báo, nhắc nhở và trình gia hạn hạn mức cho bạn khi đến hạn vay ngân hàng.
  • Tốt nhất đừng vay đáo hạn thông qua môi giới (bởi vì đều là những nhân viên tín dụng chưa nhiều kinh nghiệm, họ thường xuyên nghỉ việc và thay đổi nơi làm việc dẫn đến việc vay đáo hạn lại không được chăm sóc chu đáo do nhân viên cũ đã nghỉ việc).

Trên đây là chia sẻ Ebank Vietnam về những vướng mắc khách hàng thường hay mắc phải, mời bạn đăng ký qua Email để cập nhật những tin tức mới nhất của chúng tôi

 

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.