Mua bán công chứng vi bằng là gì khi chuyển nhượng nhà đất

5/5 - (12 bình chọn)

Hiện nay việc mua bán nhà đất khi chưa có sổ đỏ (chuyển nhượng bất động sản chưa có giấy tờ pháp lý hay chủ quyền hợp lệ) đang là vấn đề gây tranh cãi.

Rủi ro đối với người mua bất động sản qua công chứng vi bằng là rất lớn kể từ năm 2020 khi pháp luật nghiêm cấm hành vi lập vi bằng khi mua bán nhà đất.

Từ kinh nghiệm của những khách hàng đã từng giao dịch bất động sản, hôm nay chúng tôi chia sẻ kiến thức liên quan đến chủ đề mua bán nhà công chứng vi bằng. Bạn tham khảo để thuận tiện trong những giao dịch.

Mua bán công chứng vi bằng là gì ?

Chúng ta quen với thuật ngữ “mua bán công chứng vi bằng”, thật chất đây không phải là thuật ngữ đúng. Thuật ngữ đúng sẽ là “Lập văn bản vi bằng có sự chứng kiến của thừa phát lại”.

Vì pháp luật có quy định :

  • Vi bằng là hành vi lập văn bản ghi nhận sự kiện làm chứng cứ trong xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác.
  • Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại (thừa phát viên) lập, không phải do công chứng viên lập.
  • Văn phòng Thừa phát lại khác với văn phòng Công chứng

Trước ngày 08/01/2020, chưa có văn bản là việc cấm hay không cấm hành vi lập vi bằng ghi nhận sự kiện liên quan đến mua bán đất, cho nên nhiều cá nhân mua bán nhà đất biến tướng :

  • Lập vi bằng để ghi nhận hành vi mua bán nhà đất đối với những bất động sản chưa có giấy tờ pháp lý hợp lệ : Nhà giấy tay, nhà sổ chung do không đủ chuẩn đất tách thửa, nhà giấy tờ cũ, v/v.

Xem thêm về giấy tờ pháp lý hợp lệ của BĐS tại điểm rủi ro do khác biệt sổ hồng và sổ đỏ

Thừa phát lại là gì ?

Khác với công chứng viên, Thừa phát lại hay còn gọi là thừa phát viên là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc lập vi bằng, tống đạt giấy tờ về thi hành án dân sự.

Thừa phát viên không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

thừa phát lại là gì và luật hiện nay

Luật thừa phát lại hiện nay :

Mặc dù nghề thừa phát lại đã tồn tại rất lâu đời trên thế giới, nhưng kể từ sau 1975 đối với miền Nam (1954 đối với Miền Bắc) nghề thừa phát lại tạm ngưng chưa được duy trì.

Đến ngày 14/11/2008, Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội ban hành về thi hành án dân sự quy định : Giao cho Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương.

Đến năm 2009, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 ban hành về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại khu vực TP.Hồ Chí Minh.

Ngày 26/11/2015 Quốc Hội ban hành Nghị quyết về thực hiện chế định thừa phát lại, trong đó có nêu nội dung :

  • “chuẩn bị dự án Luật Thừa phát lại, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV”

Đến ngày 08/01/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐCP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.

Như vậy khác với Luật công chứng 2014 đã được Quốc Hội Ban hành, Luật thừa phát lại vẫn đang trong giai đoạn dự án.

Hợp đồng mua bán công chứng vi bằng mua bán nhà đất giấy tay vô hiệu :

Tại công văn số 08/2020/NĐCP được ban hành có nêu rõ nội dung về các trường hợp không được lập vi bằng :

  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trên hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi của công chứng (khoản 4, điều 37)
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật (khoản 5, điều 37).

Như vậy kể từ 08/01/2020 đã có văn bản rõ ràng và cụ thể nghiêm cấm hành vi mua bán nhà đất chưa có giấy chứng nhận hợp lệ mà lập hợp đồng vi bằng tại Thừa phát lại.

Vì vậy khách hàng cần cẩn trọng trong giao dịch nhà đất chưa có giấy tờ pháp lý để tránh những rủi ro đáng tiếc khi pháp lý thể hiện quyền sở hữu sau khi mua bán không được pháp luật thừa nhận.

Mua nhà trả góp an toàn
mua nhà trả góp an toàn cách nhanh chóng sở hữu BĐS

Rủi ro khi mua bán nhà đất giấy tay và sổ chung hoặc giấy tờ chưa hợp lệ :

  • Không được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu khi mua bán.
  • Việc mua bán nhà đất giấy tay có thể có khả năng mất trắng do không có pháp luật bảo vệ.
  • Bị lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nhà đất cũ, rủi ro khi chủ đất cũ đem toàn bộ giấy chứng nhận bán cho người khác hoặc thế chấp cho ngân hàng.
  • Khó thanh khoản, khó giao dịch mua bán lại cho người sau vì không công chứng được.

Kinh nghiệm cơ bản EBank Vietnam chia sẻ hy vọng hữu ích và phòng tránh rủi ro trong mua bán giao dịch chuyển nhượng bất động sản

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.