Để tránh các vấn đề khó khăn và vướng mắc khách hàng thường xuyên vấp phải khi làm hồ sơ vay vốn kinh doanh, EBank Vietnam hệ thống đến khách hàng thông tin chi tiết về thủ tục, các bước thủ tục làm hồ sơ vay vốn kinh doanh tại ngân hàng (áp dụng phù hợp cho trường hợp doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
Hy vọng sẽ giúp ích cho khách trong chuyện vay vốn, để mọi việc thuận lợi hơn.
Lần đầu tiên vay mượn nợ ngân hàng, thủ tục vay kinh doanh gồm những bước cơ bản sau :
Bước 1: Cung cấp hồ sơ vay vốn cơ bản cho ngân hàng (giấy phép kinh doanh + Giấy chứng nhận tài sản bảo đảm, v/v)
Xem thêm tại : Hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Bước 2: Sau khi ngân hàng thẩm định (định giá, thẩm định vay vốn hoặc có thêm bước tái thẩm định, v/v, tuỳ theo chính sách và quy định mỗi ngân hàng) => Ngân hàng thường cấp cho bạn Thông báo cấp tín dụng (thông báo này là cơ sở ngân hàng đồng ý cho vay).
Xem thêm tại thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng
Bước 3: Tiến hành ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản tại văn phòng công chứng.
Lưu ý :
- Chủ tài sản thế chấp ký hợp đồng thế chấp, bên vay vốn là doanh nghiệp hoặc cá nhân (nếu là hộ kinh doanh) ký hợp đồng tín dụng.
- Nếu bên vay vốn kim chủ sở hữu tài sản thì cùng ký cả hai hợp đồng.
Nếu tài sản là động sản (xe ô tô, máy móc thiết bị, v/v) thì có thể chỉ cần ký hợp đồng thế chấp song phương (không cần công chứng).
Bước 4: Sau khi công chứng tài sản thế chấp, lúc này là đến phần ngân hàng thực hiện (khách hàng không tham gia vào nữa) :
Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp (hoàn thất thủ tục giao dịch đảm bảo) tại cơ quan nhà nước (văn phòng đăng ký đất đai).
Sau khi có kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan nhà nước cấp :
- Nếu là bất động sản thì sẻ cập nhật trên sổ nội dung : Đã thế chấp vay ngân hàng;
- Nếu là động sản (xe ô tô, máy móc thiết bị) thì đăng ký giao dịch bảo đảm online, và chờ xác nhận của cục động sản.
Bước 5: Thủ tục giải ngân nhận nợ :
- Chuẩn bị sẵn chứng từ giải ngân.
- Ngân hàng giải ngân trực tiếp cho nhà cung cấp (chuyển khoản cho bên thứ ba) hoặc giải ngân bù đắp vốn (chuyển khoản lại vào tài khoản của chính bạn – Người vay vốn hoặc doanh nghiệp vay vốn tuỳ theo chứng từ giải ngân cho ngân hàng là gì, có hợp lệ hay không ?)
Xem thêm hình thức cho vay kinh doanh ngân hàng và những điều cần lưu ý
Trường hợp 2 : Đang có dư nợ vay tại ngân hàng, sắp đến hạn tái cấp, thủ tục vay kinh doanh như sau :
Đây còn gọi là trường hợp đáo hạn vay thế chấp tiếp ngay tại ngân hàng đang vay hoặc vay tăng thêm. Thủ tục vay trường hợp này đơn giản hơn : Chứng từ đã có sẵn, chỉ việc bổ sung thêm các cập nhật mới về doanh nghiệp/hộ kinh doanh, hoá đơn chứng từ gần nhất, v/v.
Chờ ngân hàng thẩm định lại và ra thông báo : Tái cấp hạn mức (đồng ý cho vay lại) => Nhắc lại: Thông báo này rất quan trọng.
Có thể không cần ký lại hợp đồng thế chấp công chứng và không cần phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, chỉ cần ký phụ lục bổ sung hợp đồng tín dụng, ký giấy nhận nợ và chờ ngân hàng giải ngân.
Tham khảo thêm thủ tục giải chấp ngân hàng khi nào cần sẽ giúp ích rất nhiều khi dùng phương án vay kinh doanh để vay tiền ngân hàng.
Trường hợp 3: Đang có dư nợ vay tại ngân hàng A, muốn chuyển ngân hàng B vay (đổi ngân hàng) :
Đây là trường hợp phức tạp, đòi hỏi khâu chuẩn bị chỉnh chu, và nhiều chứng từ để đảm bảo việc chuyển đổi ngân hàng được suôn sẻ, ít tốn kém chi phí => Cần cán bộ tín dụng có kinh nghiệm để xử lý hồ sơ.
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm về thủ tục vay kinh doanh cơ bản về các bước thực hiện trong quá trình tương tác với khách hàng của chúng tôi, hy vọng có thêm kênh thông tin hữu ích đến khách hàng.