Góp vốn vào doanh nghiệp những ai bị cấm không được phép ?

Rate this post

Tình huống : Anh An đang làm việc tại cơ quan nhà nước, anh có trao đổi với chúng tôi, anh muốn vay vốn để kinh doanh đứng tên doanh nghiệp, hoặc dùng nguồn thu nhập từ góp vốn doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng. Doanh nghiệp anh thành lập năm 2003, anh là thành viên góp vốn với tỷ lệ 20 %.

Sau khi chúng tôi tham khảo văn bản pháp luật về luật doanh nghiệp hiện hành, chúng tôi đề xuất anh nên thay đổi phương án vay, không nên đứng tên doanh nghiệp vay vốn bởi vì liên quan đến những vấn đề pháp lý về góp vốn doanh nghiệp và bị cấm như sau :

Góp vốn vào doanh nghiệp là gì ?

Góp vốn vào doanh nghiệp là việc góp vốn (bằng tài sản) để thành lập doanh nghiệp hoặc, hoặc những doanh nghiệp đã thành lập cần huy động góp thêm vốn điều lệ vào doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

Góp vốn vào doanh nghiệp – Phương án vay đúng hướng ?

Những người sau đây bị pháp luật cấm không thành lập và góp vốn doanh nghiệp :

Căn cứ khoản 2, điều 18 Luật doanh nghiêp 2014, nhóm người bị cấm không cho hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp và hoạt động góp thêm vốn điều lệ vào doanh nghiệp, bao gồm 4 nhóm sau đây :

  • Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan… đang làm việc trong lĩnh vực nhà nước, hoặc an ninh, quốc phòng.
  • Cơ quan nhà nước, Đơn vị vũ trang nhân dân muốn dùng tài sản nhà nuớc để thành lập doanh nghiệp
  • Nhóm các đối tượng bị cấm liên quan đến năng lực, hành vị dân sự (trẻ chưa vị thành niên, người bị tâm thần,v/v)
  • Người đang bị truy cứ trách nhiệm hình sự.

góp vốn thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệm 2015 có điểm mới

Góp vốn vào doanh nghiệp, điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 có khác biệt gì so với luật doanh nghiệp 2005 ?

Nếu như trước đây tại luật doanh nghiệp năm 2005: Cán bộ công chức, viên chức khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp chỉ cần không làm thành viên sáng lập (không tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bảng điều lệ đầu tiên của doanh nghiệp) thì họ vẫn có quyền tham gia vào doanh nghiệp.

Điểm khác biệt ở luật doanh nghiệp 2014 là cấm không cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước tham gia thành lập doanh nghiệp đồng thời cấm không cho tham gia vào hoạt động góp vốn doanh nghiệp (khoản 13, điều 4).

Vì vậy, việc vay vốn ngân hàng với pháp nhân doanh nghiệp do anh An làm thành viên góp vốn vào doanh nghiệp và dùng nguồn thu nhập từ doanh nghiệp để trả nợ ngân hàng đã không thực thi được, chúng tôi không làm hồ sơ vay ngân hàng cho anh theo hướng doanh nghiệp đứng tên.

EBANK VIETNAM trao đổi với anh để thay đổi kế hoạch của mình cũng như Phương án vay vốn khác khả thi hơn.

Nguồn tham khảo : Tình huống phát sinh thực tế của khách hàng và Luật doanh nghiệp 2014.

Có thể khách hàng quan tâm Hóa đơn điện tử là gì ? Hóa đơn điện tử bắt buộc sử dụng khi nào ?

 

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.