Giải chấp ngân hàng khi nào cần giải chấp thủ tục ra sao ?

Rate this post

Ngân hàng cấm không cho cán bộ tín dụng tham gia thủ tục giải chấp đáo hạn, khách hàng tìm đến dịch vụ giải chấp bên ngoài chi phí thấp, nhưng thật ra không hề thấp, cùng EBank Vietnam tìm hiểu nguyên nhân nhé !

Giải chấp ngân hàng là gì ?

Giải chấp ngân hàng là thuật ngữ thông dụng được dùng khi khách hàng thực hiện tất toán khoản vay, và muốn rút bản gốc: Sổ đỏ, sổ hồng (giấy tờ pháp lý của bất động sản) đang thế chấp tại ngân hàng ra bên ngoài khi đã tất toán toàn bộ dư nợ vay.

Sổ đỏ, sổ hồng sau khi tất toán nợ vay phải thực hiện xoá thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kể từ thời điểm được ghi nhận trên sổ là đã thực hiện xoá thế chấp (xoá nợ tại ngân hàng), thì khách hàng mới được phép sử dụng sổ đỏ, sổ hồng để giao dịch mua bán, chuyển nhượng, hoặc thế chấp ngân hàng vay tiếp.

Khi nào cần thủ tục giải chấp tài sản ?

Trường hợp 1: Khách hàng đang vay, đang có dư nợ tại ngân hàng, đang cần rút sổ (bản gốc pháp lý BĐS) để giao dịch công chứng mua bán, chuyển nhượng bất động sản và không muốn vay nữa.

Trường hợp 2: Khách hàng đang vay, đang có dư nợ tại ngân hàng đang cần rút sổ đỏ, sổ hồng (bản gốc pháp lý BĐS) để thực hiện công chứng thế chấp vay ngân hàng tiếp tục.

Thủ tục giải chấp có phải là thủ tục vay đáo hạn ngân hàng hay không ?

  • Không phải là thủ tục vay đáo hạn ngân hàng, nhưng giải chấp gắn liền với đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp.
  • Giải chấp ngân hàng là một thủ tục cơ bản đầu tiên phải thực hiện trong quy trình giải chấp – đáo hạn ngân hàng và khách hàng muốn vay tăng thêm, vay thế chấp tiếp, v/v
  • Thường giải chấp gắn liền dịch vụ đáo hạn ngân hàng khi khách hàng muốn chuyển đổi ngân hàng (đổi ngân hàng từ vay ngân hàng A sang vay ngân hàng B).
  • Còn nếu như đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp ngay chính ngân hàng đang vay thì không cần phải giải chấp tất toán nợ và rút sổ.

https://ebankvietnam.net/wp-content/uploads/2020/04/giai-chap-ngan-hang-la-gi.jpg

Thủ tục giải chấp ngân hàng có được pháp luật thừa nhận, và có rủi ro gì không ?

  • Muốn biết giải chấp ngân hàng có được pháp luật công nhận hay được phép tại ngân hàng hay không, bạn phải xác định được nguồn tiền sử dụng để tất toán nợ vay ngân hàng được lấy từ đâu,
  • Từ việc mượn nợ người thân, bạn bè, từ vay mượn nợ nóng bên ngoài, hay từ vốn vay chính thống của ngân hàng.

Về mặt nguyên tắc : Nếu như nguồn tiền để tất toán nợ vay được khách hàng sử dụng từ việc vay mượn nợ nóng, vay xã hội đen bên ngoài với lãi suất cao => Đây là hành vi nghiêm cấm thực hiện vì vi phạm pháp luật.

Ngân hàng nghiêm cấm cán bộ tín dụng thực hiện thủ tục giải chấp và đáo hạn vay cho khách hàng (nếu vi phạm, bị kỷ luật, sa thải).

Thực tế phát sinh : Nhu cầu mượn nguồn tiền vay nợ nóng bên ngoài để tất toán khoản vay, giải chấp sổ và vay thế chấp tiếp tại ngân hàng đối với khách hàng là rất cao.

Xét rằng, đó là nhu cầu thiết yếu và chính đáng, bởi vì một số lý do như: Không chuẩn bị kịp nguồn tiền, tiền về chưa kịp nên không có tiền để tất toán nợ vay.

Chính vì vậy khách mới phải sử dụng nguồn tiền vay mượn nợ nóng bên ngoài này để được đổi ngân hàng, chuyển ngân hàng.

Và nếu một cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm (nhất là những nhân viên tín dụng mới ra trường), nếu không lo chu đáo và hỗ trợ được khách trong chuyện giải chấp nợ vay này thì mãi mãi không có được khách hàng, và không đạt được KPI.

Chỉ một số ít cán bộ tín dụng chấp nhận mạo hiểm đánh đồng với rủi ro về mình để khách được đổi ngân hàng và để mình đạt doanh số. Rủi ro ở đây là khi khách không được vay tiền tiếp, thì người bị đòi nợ và xử lý là chính cán bộ tín dụng đó chứ không phải khách hàng (vì bên cho mượn tiền họ chỉ biết cán bộ tín dụng, họ chỉ làm việc trực tiếp với cán bộ tín dụng ngân hàng)

Còn lại, một số cán bộ tín dụng lợi dụng việc này để trục lợi, dẫn dắt khách vào đường dây vay mượn nợ nóng, thiếu trách nhiệm và kinh nghiệm trong khâu kiểm soát hồ sơ, dẫn đến khách bị chi trả một khoản lãi suất vay mượn nợ nóng khá cao, và nguy cơ mất trắng tài sản.

Không được ngân hàng cho phép, vậy khách hàng tự tìm đến dịch vụ giải chấp bên ngoài, vậy thì :

Dịch vụ giải chấp đáo hạn có đáng tin hay không ? Khách hàng cần làm gì khi giải chấp ngân hàng ?

1. Khách hàng cần kết nối trực tiếp với nhân viên tín dụng tại ngân hàng vay (bên ngân hàng cho vay đáo hạn không phải nhân viên bên ngân hàng giải chấp tất toán nợ).

2. Nhân viên tín dụng bên ngân hàng cho vay đáo hạn phải có kinh nghiệm xử lý và uy tín.

3. Để đảm bảo an toàn trong khâu mượn nợ giải chấp, nên có một thông báo cấp tín dụng của ngân hàng cho vay mới trước khi mượn tiền tất toán nợ vay giải chấp tại ngân hàng cũ.

4. Không nên tự tìm đến nguồn giải chấp bên ngoài qua môi giới chỉ gây tốn kém thêm một khoản chi phí không đáng có, mà vẫn không giải quyết được vấn đề.

Lý do:

  • Những bên dịch vụ vay nóng, dịch vụ đáo hạn, cầm đồ là những bên trung gian, giới thiệu và kết nối giữa bên cho vay và khách hàng, họ ăn phí hoa hồng khá cao nhưng hoàn toàn không chịu trách nhiệm.
  • Khi bạn đã đồng ý dịch vụ giải chấp của họ, thì dịch vụ giải chấp đáo hạn họ kết nối với bên cho mượn tiền, lúc này bên cho mượn tiền liên hệ trực tiếp với cán bộ tín dụng tại ngân hàng => Mất thêm một bước trung gian và chi phí môi giới cho họ (xem thêm dịch vụ môi giới có đáng tin hay không ?)

=> Vấn đề quan trọng nhất trong thủ tục giải chấp nằm ở chỗ :

  • Chỉ cán bộ tín dụng tham gia trực tiếp giải quyết khâu đáo hạn cho khách hàng là phải chịu trách nhiệm. Bên trung gian dịch vụ cho vay hoàn toàn không có trách nhiệm nào, chỉ môi giới và thu phí.
  • Do đó, bạn nên làm việc trực tiếp với cán bộ tín dụng để nhờ họ hỗ trợ, sẽ đỡ tốn kém một khoản chi phí trung gian không đáng có.

Có thể bạn quan tâm : Vay chuyển ngân hàng khác nhanh lãi thấp

nguồn tiền giải chấp đáo hạn nên huy động từ tiền tiết kiệm ngân hàng

Cán bộ tín dụng có nên tham gia hỗ trợ giải chấp, đáo hạn ngân hàng ?

Thực tế, chúng tôi không cổ suý cho việc làm sai trái, chuyện gì cũng có hai mặt của nó và có điểm dừng thích hợp.

Nếu giới thiệu cho khách một nguồn mượn tiền chi phí thấp, từ chính những khách hàng có tiền nhàn rỗi đang mở tiết kiệm tại ngân hàng thì đó là một ưu điểm tốt cần làm để vừa hỗ trợ cho khách (vì nhu cầu khách là nhu cầu chính đáng).

Còn lợi dùng việc này để trục lợi, gài bẫy khách và thiếu trách nhiệm thì là điều không nên.

Nguyên tắc khi giải chấp đáo hạn ngân hàng là cán bộ tín dụng phải tham gia trực tiếp, chịu trách nhiệm giữa hai bên (bên cho mượn nợ và khách hàng), đảm bảo uy tín, chi phí rẻ như đã thoả thuận.

Nắm được vấn đề này, rất nhiều ngân hàng có gói vay hỗ trợ “cho vay tái tài trợ khoản vay” tại ngân hàng cũ (bạn có thể đăng ký tại đây để được hỗ trợ).

Hy vọng chúng tôi có thêm kênh thông tin hữu ích đến bạn trong khâu giải chấp tài sản.

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.