“Chi phí phát sinh cho người vay khi vay thế chấp tại ngân hàng thường là những loại phí nào ?” – Đó là những vấn đề được sự quan tâm của khách hàng trong những lần tư vấn khách.
Đặt lợi ích khách lên trên hết, chúng tôi không ngần ngại thông tin đến khách những khoản chi phí này một cách rõ ràng, cụ thể, và minh bạch khi làm một cán bộ tín dụng.
Hôm nay EBank Vietnam hệ thống một số chi phí vay tiền ngân hàng trước khi giải ngân mà bắt buộc phải đóng theo quy định. Khách cần nằm trong quá trình tương tác giao dịch vay vốn. Hy vọng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp khách.
Cách nắm bắt các loại chi phí vay ngân hàng trước khi giải ngân :
Bước 1: Phí thẩm định khi vay ngân hàng :
Các loại phí này phải đóng trước khi nhận thông báo phê duyệt (thông báo cấp tín dụng), hoặc có trường hợp chỉ đóng sau khi có phê duyệt vay tuỳ theo quy định mỗi ngân hàng. Tuy nhiên phí này chủ yếu là phí định giá tài sản thế chấp.
Phí thẩm định giá tài sản bảo đảm: Thông thường dao động khoảng 1.000.000 đ đến 2.000.000 đ tùy theo giá trị tài sản :
- Có ngân hàng thu phí thẩm định giá trước khi làm hồ sơ vay vốn,
- Một số ngân hàng thường tạm ứng trước khi có kết quả vay số tiền là 500 ngàn đồng, hoặc 40% phí định giá.
- Số tiền định giá còn lại sẽ thu sau khi giải ngân, hoặc thu khi đã có thông báo phê duyệt đồng ý vay hoặc thu lúc đi công chứng thế chấp.
- Một số Ngân hàng khi giải ngân mới thu hết toàn bộ số tiền định giá này.
Lưu ý quan trọng về phí thẩm định giá tài sản :
1. Một số ngân hàng có thực hiện thu phí định giá này trước khi có thông báo phê duyệt cho vay :
- Điều này gây bất lợi là khách sẽ tốn kém một khoản chi phí trước khi vay nhưng chưa biết chắc chắn rằng hồ sơ có được duyệt vay hay không.
- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có mặt lợi thế là : Quy trình định giá tài sản do các công ty định giá thuê ngoài thực hiện nên giá trị tài sản được định sát với thị trường hơn, đồng thời minh bạch hơn, v/v.
2. Các vấn đề cần lưu ý khác về phí định giá vay ngân hàng :
- Việc khách hàng bị lộ thông tin vay vốn, dẫn đến nhiều đối tượng có hành vi xấu mạo danh ngân hàng để thu phí định giá trước vay, vòi vĩnh chi phí (thu từ 2 triệu đến 3 triệu đồng)
- Để tránh tình trạng lừa đảo, mất phí định giá cho bên thứ 3 không phải ngân hàng, bạn có thể lưu lại các chứng từ của Ngân hàng như: Phiếu thu tiền (có dấu ngân hàng), biên bản khảo sát hiện trạng tài sản
- Hoặc cách tốt nhất : Chuyển khoản thanh toán trực tiếp vào số tài khoản của công ty định giá do ngân hàng thuê ngoài.
3. Sau khi định giá tài sản thế chấp, nếu ngân hàng có thu phí định giá trước khi làm hồ sơ, thì khách hàng có thể xin được chứng thư định giá hoặc thông báo kết quả định giá của Ngân hàng (đối với ngân hàng có thu phí), điều này rất có lợi cho khách hàng : Dùng làm kết quả tham khảo và còn hữu dụng cho nhiều mục đích khác. Một chứng thư định giá chỉ 1 đến 2 triệu đồng là khá thấp so với thị trường.
Tham khảo thêm vay thế chấp tài sản ngân hàng có cần khảo sát tài sản hay không
Bước 2: Phí công chứng vay vốn
Phí công chứng vay ngân hàng thường đóng sau khi nhận thông báo phê duyệt (có kết quả phê duyệt đồng ý vay), tức là đến giai đoạn tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đi kèm với phì công chứng vay vốn, là các loại phí vay ngân hàng bắt buộc phải đóng ngay tại văn phòng công chứng như sau:
- Phí công chứng : Thông thường 0,8% x giá trị tài sản theo kết quả định giá ngân hàng (xem chi tiết tại phí công chứng hợp đồng thế chấp vay và thủ tục cần biết).
- Phí đăng ký giao dịch bảo đảm : Từ 80.000 đ/tài sản.
- Phí tư vấn tài chính : Một số ít những ngân hàng thu loại phí này, nhưng số tiền thu không nhiều (dưới 3.000.000 đ)
Bước 3 : Phí bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng bắt buộc đóng
Khác với bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm khoản vay ngân hàng là bắt buộc phải đóng, thông thường loại phí này chỉ đóng khi tài sản thế chấp có nhiều vấn đề về rủi ro như (xe ô tô bị ngập nước hỏng máy móc phải bắt buộc mua bảo hiểm thủy kích, nhà chung cư và nhà nhiều hộ nhiều tầng cũ phải mua bảo hiểm hỏa hoạn để giảm rủi ro thiệt hại khi xảy ra cháy nổ, v/v).
Tổng hợp phí bảo hiểm khoản vay cơ bản như sau :
- Bảo hiểm hoả hoạn : Nhà chung cư, công trình xây dựng trên đất (nếu có) : Dao động từ 1.000.000đ đến hơn 2.000.000 đ/tài sản.
- Bảo hiểm xe ô tô có bao gồm bảo hiểm thủy kích : Gói dao động từ 8 trđ/2 năm.
- Xem thêm phí bảo hiểm khi vay thế chấp tài sản
Đối với việc thu bảo hiểm khoản vay này thường thu ngay tại văn phòng công chứng.
Các loại phí chỉ khuyến khích đóng khi vay vốn ngân hàng (ngân hàng không yêu cầu) :
Đây là loại phí ngân hàng chỉ khuyến khích khách hàng tham gia, hoàn toàn không yêu cầu hay ép buộc phải đóng. Đó là bảo hiểm nhân thọ cho người vay vốn
Tuy phía Ngân hàng không yêu cầu bắt buộc phải mua, nhưng khách hàng sẽ có nhiều lợi ích khi tham gia phí bảo hiểm này như sau :
- Được hưởng lãi suất ưu đãi của Ngân hàng.
- Được bảo hiểm chi trả thay cho bạn toàn bộ số tiền vay cho Ngân hàng khi khách hàng phát sinh tai nạn, bệnh tật, v/v.
- Thông thường, phí bảo hiểm chỉ nhân thọ chỉ khoảng 10 đến 20 triệu đồng là có được 1 hợp đồng bảo hiểm. Đây là bảo hiểm rủi ro cho còn người, hoàn toàn chỉ có lợi cho khách hàng.
- Khách hàng được nhận lại toàn bộ số tiền bảo hiểm (cộng lãi suất) sau khi hết thời hạn vay vốn (cũng giống như khoản tiền tiết kiệm đem gửi Ngân hàng) .
Trên đây là chia sẻ của EBank Vietnam về các loại phí trước khi giải ngân. Dù là loại chi phí nào, thì khách hàng cũng có quyền được tư vấn kỹ lưỡng trước khi giải ngân, số tiền đóng , hình thức đóng, v/v và chứng từ, biên lai đầy đủ sau khi đóng (để tránh tình trạng giả mạo, thu thêm).