Mời khách hàng cùng tìm hiểu về hình thức cấp tín dụng bằng bảo lãnh ngân hàng, sử dụng trong trường hợp nào có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh
Mục lục
Bảo lãnh ngân hàng là gì ?
Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng mà khi đó, bằng uy tín của ngân hàng, họ sẽ đứng ra cam kết sẽ thực hiện chi trả thay cho khách hàng toàn bộ số tiền như đã nội dung đã hứa hẹn với bên thứ ba hoặc đối tác của khách hàng tại chứng thư bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng không phải là một khoản vay, chỉ là “cam kết thực hiện chi trả một số tiền cụ thể” cho bên thứ 3 thay cho khách hàng.
Nếu khách hàng vi phạm hợp đồng với bên thứ 3, khoản vay khi đó sẽ được phát sinh và tính lãi kể từ thời điểm ngân hàng chi trả thay cho khách hàng, ngược lại, nếu khách hàng không vi phạm hợp đồng với bên thứ 3 thì bảo lãnh sẽ mặc nhiên hết hiệu lực khi hết hạn.
Những trường hợp ngân hàng thực hiện chi trả thay cho khách hàng.
- Khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng với bên thứ 3 (bảo lãnh thanh toán vi phạm chậm trả tiền)
- Khi khách hàng không thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của bên thứ 3 (vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
- Khi khách hàng vi phạm sản phẩm bị lỗi, hư hỏng (Bảo lãnh bảo hành).
Số tiền được ngân hàng chi trả cho bên thứ 3 bằng đúng số tiền tại chứng thư bảo lãnh ngân hàng đã phát hành.
Điểm đặc biệt cần lưu ý : Khi ngân hàng thực hiện việc chi trả thay cho khách hàng, thì kể từ thời điểm thực hiện chi trả thay, lúc này từ một khoản cấp bảo lãnh thông thường không bị tính lãi vay sẽ bị chuyển thành khoản vay (gọi là khách hàng bị nhận nợ vay bắt buộc), và kể từ thời điểm nhận nợ vay bắt buộc, khoản nợ này sẽ bị tính thành nợ xấu nhóm 3 kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện chi trả thay (theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về Trích lập dự phòng rủi ro).
Bảo lãnh ngân hàng sử dụng trong trường hợp nào ?
- Khách hàng cần chứng thư bảo lãnh để mua hàng hóa tự nhà cung cấp (được nhà cung cấp cho trả chậm. Áp dụng trong trường hợp bảo lãnh thanh toán).
- Khách hàng cần chứng thư bảo lãnh ngân hàng cung cấp cho chủ đầu tư để tham gia gói thầu (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
- Khách hàng cần tiền của chủ đầu tư hoặc đối tác tạm ứng cho mình (bảo lãnh tạm ứng).
- Khách hàng cần tiền mặt để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình, mà không bị chủ đầu tư/đối tác giam tiền cho việc bảo hành sản phẩm (bảo lãnh bảo hành).
- Và các trường hợp khác cần chứng thư bảo lãnh.
Nhìn chung, bảo lãnh ngân hàng phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
Có thể khách hàng quan tâm trường hợp cấm không góp vốn thành lập doanh nghiệp từ đó không được phát hành bão lanh vay vốn.
Lợi ích của việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng
- Do không phải là một khoản vay, bảo lãnh không bị tính lãi suất mà chỉ tính phí phát hành, do đó việc khách hàng cần bảo lãnh để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tốn kém chi phí thấp nhất so với việc vay vốn ngân hàng.
VD : So với việc bị tính lãi suất là 10%/năm thì thông thường phát hành bảo lãnh chỉ mất phí từ 1% giá trị bảo lãnh (số tiền) là có thể phát hành bảo lãnh từ ngân hàng.
- Bảo lãnh ngân hàng là việc thể hiện uy tín của khách hàng với đối tác.
- Khách hàng được đối tác cho trả chậm, được thanh toán tiền nhanh khi có bảo lãnh ngân hàng.
- Bảo lãnh ngân hàng cực kỳ hữu ích trong trường hợp khách hàng bị giam tiền từ đối tác để thực hiện bảo hành (có khi bị giam đến 3, 5 năm, đến khi nào hết hạn bảo hành mới được giải tỏa số tiền), thì lúc này với sự trợ giúp của bảo lãnh bảo hành từ ngân hàng, khách hàng sẽ được linh động giải tỏa số tiền này và lấy ra sử dụng cho mục đích kinh doanh của mình.
Phí bảo lãnh ngân hàng
Tùy theo hình thức cấp bảo lãnh, tài sản thế chấp, có tín chấp không mà phí phát hành bảo lãnh cũng khác nhau cho từng trường hợp.
Khuyến khích khách hàng nên tham gia bảo lãnh theo hình thức cấp hạn mức tín dụng, sẽ được chủ động và linh động trong từng trường hợp (lợi ích của việc cấp hạn mức là không cần hồ sơ phức tạp khi có nhu cầu phát hành chứng thư bảo lãnh, hạn mức có thời gian sử dụng từ 6 đến 12 tháng, khi cần thì lấy ra sử dụng, không cần thì vẫn duy trì vì hạn mức vẫn còn thời hiệu sử dụng).
Nhìn chung phí phát hành bảo lãnh không cao, sẽ dao động (từ 0,5% đến 3%) x (số tiền phát hành bảo lãnh)
Tổng hợp phí phát hành bảo lãnh của ngân hàng như sau :
- Phí cấp hạn mức bảo lãnh : Miễn phí
- Phí phát hành chứng thư bảo lãnh lần đầu :
- Hạn mức cấp bằng sổ tiết kiệm : 0,5% x số tiền bảo lãnh
- Hạn mức cấp bằng tài sản thế chấp (xe ô tô, máy thiết bị, bất động sản) : Từ 2 % x số tiền cấp bảo lãnh.
- Hạn mức cấp tín chấp : Từ 2% x số tiền bảo lãnh
- Hạn mức cấp tín chấp, đảm bảo bằng tiền về của chủ đầu tư : Từ 0,5% x số tiền cấp bảo lãnh)
- Phí điều chỉnh nội dung chứng thư bảo lãnh, gia hạn ngày bảo lãnh : Từ 500.000 đ/lần điều chỉnh hoặc gia hạn
- Phí dịch thuật (nếu có) đối với bảo lãnh song ngữ : Từ 500.000 đ/chứng thư bảo lãnh.
- Phí phát hành bảo lãnh khác mẫu (mẫu đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng) : Phụ thu từ 500.000 đ/lần.
Lưu ý : Đây là cách tính cơ bản và là mặt bằng giá chung của những ngân hàng để khách hàng dự toán nhanh chóng chi phí phát hành bảo lãnh, thực tế mức phí phát sinh khi phát hành bão lãnh có thể dao động thấp hơn do một số ngân hàng có tính phí theo thời gian phát hành bảo lãnh
Xem thêm : Ví dụ về phát hành bảo lãnh
Thời gian phát hành chứng thư bảo bảo lãnh :
- Khi đã có sẵn hạn mức bảo lãnh, thì việc phát hành chứng thư bảo lãnh rất nhanh.
- Nếu là mẫu chứng thư bảo lãnh bình thường (không khác mẫu) : Chỉ từ 0,5 ngày là có ngay chứng thư.
- Nếu là mẫu chứng thư bảo lãnh khác mẫu, bảo lãnh song ngữ : Thời gian tối đa không quá 1 ngày, tuy nhiên có thể nhanh hơn nếu khách hàng biết cách làm hồ sơ đầy đủ.
Trên đây là kiến thức cơ bản nhất về bảo lãnh ngân hàng. Thực tế sẽ có sự khác biệt về tiện ích dịch vụ này đối với từng ngân hàng, và cũng tùy từng ngành nghề kinh doanh của khách hàng khác nhau mà lựa chọn dịch vụ phát hành bảo lãnh tại ngân hàng nào cho phù hợp.
Mời khách hàng tham khảo thêm Tiêu chí để đánh giá ngân hàng phát hành bảo lãnh tốt nhất.