Như EBank Vietnam đã thông tin đến khách : Chi phí khi vay ngân hàng trước giải ngân thì tại phần này : Chúng tôi chia sẻ đến khách những khoản chi phí đi vay ngân hàng chi ngoài (không liên quan, nằm ngoài quy định của ngân hàng, chủ yếu trong khâu bên ngoài liên quan đến các quá trình giao dịch đảm bảo, đăng ký thế chấp, giải chấp đáo hạn).
Đứng trên phương diện khách hàng, khách cần nắm thông tin rõ ràng về các loại chi phí này để tránh tốn kém chi phí và rủi ro khi phải vay ngân hàng qua các kênh trung gian : Môi giới, dịch vụ.
Và với phương diện một cán bộ tín dụng khi tiếp xúc khách hàng : Đạo đức nghề nghiệp đặt lên hàng đầu. Nếu như một nhân viên tín dụng không nắm rõ các loại chi phí bên ngoài này, vô tình : Bạn đang thiếu xót trong kinh nghiệm xử lý vấn đề, và hậu quả sẽ trầm trọng hơn khi bạn vô tình đẩy khách hàng sang những cái bẫy : Vay nhanh, hỗ trợ dịch vụ vay nhanh phát sinh chi phí cao.
Một cán bộ tín dụng muốn đạt doanh số, bên cạnh am hiểu quy định ngân hàng thì bạn phải hỗ trợ được khách hàng tối đa trong khâu vận hành bên ngoài này này, và phải biết cách tư vấn lợi ích cho khách để khách được giải quyết những vấn đề khó khăn một cách hiệu quả nhất và ít tốn kém chi phí nhất.
Các chi phí đi vay ngân hàng bên ngoài không có trong quy định ngân hàng
Chi phí đi vay chi ngoài ngân hàng là gì ?
Đây là các chi phí liên quan đến thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký thế chấp).
Các chi phí này chỉ phát sinh trong quá trình vận hành thủ tục vay vốn, phát sinh gặp khó khăn và vướng mắc cần giải quyết nhanh để được giải ngân sớm như :
- Số chứng minh nhân dân bị sai khác so với trên sổ;
- Thiếu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Địa chỉ sổ hộ khẩu thực tế so với trên giấy chứng nhận có sự sai khác,
- Xác minh quy hoạch nhanh,
- Cung cấp thông báo xác nhận số nhà, tình trạng tranh chấp tài sản,
- Cập nhật biến động và đăng ký thế chấp đồng thời, v/v.
Lý do không có trong quy định ngân hàng : Đây là những thủ tục khách cần phải trực tiếp thực hiện (nhân viên ngân hàng không được phép tham gia).
Tuy nhiên khi khách hàng trực tiếp thực hiện nên thường không am hiểu về quy trình, dẫn đến phát sinh tâm lý tiêu cực, từ đó dẫn đến việc khách tự tìm đến những bên trung gian (môi giới, cò vay) để giải quyết cho nhanh.
=> Nhân viên tín dụng cần am hiểu những vướng mắc và khó khăn để hỗ trợ khách. Trong trường hợp không được phép trực tiếp tham gia thì có thể tư vấn quy trình, nghiệp vụ để cho khách thực hiện, ít tốn kém chi phí nhất.
Chi phí để giải quyết cho những vướng mắc bên ngoài này không tốn nhiều (dao động từ 1 đến hơn 2 trđ) nếu có nhân viên tín dụng kinh nghiệm am hiểu quy trình bên ngoài và trực tiếp tham gia hỗ trợ.
Phí dịch vụ vay vốn ngân hàng liên quan đến chuyển ngân hàng, đáo hạn ngân hàng vay
Đây là những chi phí liên quan đến việc xử lý hồ sơ khó, giải chấp, đáo hạn ngân hàng. Những chi phí này hoàn toàn không có trong quy định của ngân hàng (Do không có quy định và nhân viên ngân hàng không được phép thực hiện nên một số bên môi giới vay, dịch vụ vay vốn lợi dụng để trục lợi, thu phí khá cao).
Thật ra xét về hành vi, nếu bạn (khách hàng vay) cần tiền để đáp ứng nhu cầu vay tức thời, nếu một cán bộ tín dụng có nhiều mối quan hệ rộng, họ có thể chia sẻ cho bạn những nguồn tiền từ những người có tiền nhàn rỗi (không phải đầu mối cho vay nóng, dịch vụ) thì sẽ cho bạn chi phí rẻ, hợp lý hơn (phí chỉ bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm).
Phí làm hồ sơ vay vốn ngân hàng :
- Ngân hàng không cho phép cán bộ tín dụng thu loại phí này.
- Những chi phí này là cách để các bên môi giới trung gian trục lợi để thu phí khách, bắt buộc khách phải chi tiền để họ giả hồ sơ, giả phương án vay để khách vay nhanh.
- Thực tế có rất nhiều rủi ro đến với khách, đặc biệt trong khâu giải ngân nhận nợ vay nếu khách hàng đi vay qua dịch vụ (mất tiền, bị phát hiện giả chứng từ ngân hàng không cho giải ngân, xem thêm tại rủi ro khi vay đáo hạn ngân hàng). Vì vậy khách cần kết nối trực tiếp vay ngân hàng với nhân viên tín dụng có kinh nghiệm.
Chi phí vay vốn ngân hàng phải đóng sau giải ngân :
1. Phí thẩm định lại giá trị tài sản thế chấp :
Thường chỉ khi vay hạn mức tín dụng, đến hạn cần tái cấp, khách mới phải mất chi phí này. Chi phí cho việc thẩm định lại giá trị tài sản không nhiều (thường từ 1 triệu đồng), hoặc có ngân hàng không thu.
2. Phí phạt nợ quá hạn :
Phí phạt = 150% x Lãi suất x Số tiền nợ quá hạn (theo quy định của ngân hàng nhà nước không được vượt quá 150% lãi suất vay).
=> Chính vì điều này, lãi suất vay thế chấp tại ngân hàng dù có cao bao nhiêu đi chăng nữa vẫn ổn định và bình ổn hơn so với việc phải vay mượn nợ nóng.
Ngoài ra, sẽ còn có các loại phí vay liên quan đến vay thế chấp tài sản thế chấp sau khi giải ngân như sau :
- Phí xuất kho tài sản (bản gốc giấy chứng nhận) để mượn thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng cho thuê, sao y công chứng cho mua bán.
- Phí xuất kho tài sản để hoàn công, xin phép xây dựng, v/v.
- Tuỳ theo quy định mỗi ngân hàng, thường số tiền chi trả không nhiều (trên/dưới 300.000đ/lần xuất kho).
Trên đây là chia sẻ những nội dung cơ bản về các loại phí vận hành bên ngoài, và phí liên quan đến tài sản thế chấp khi vay ngân hàng sau khi giải ngân.
Khách hàng có thêm những thắc mắc, hoặc các vấn đề cần đề xuất chỉnh sửa nội dung phù hợp, vui lòng để lại bình luận để EBank Vietnam cập nhật.