Ai có quyền phân chia thừa kế di sản

5/5 - (1 bình chọn)

Tình huống pháp luật về phân chia di sản thừa kế tài sản chung riêng vợ chồng, mời bạn xem :

Ông Hải sống chung như vợ chồng với bà An và không đăng ký kết hôn vào năm 1970, hai người có con trai chung tên là Hoàng.

Đến năm 1981, tình cảm vợ chồng lạnh nhạt sau hơn 10 năm chung sống, ông Hải muốn có vợ hai. Bà An chiều theo ý chồng nên đã mang trầu cau cùng chồng sang hỏi cưới chị Thuý về làm vợ bé cho ông Hải.

Chị Thuý sau khi làm vợ bé đã sanh cho ông Hải một người con gái tên là Cúc.

Vì ganh ăn tức ở với bà bé nên vợ lớn là Bà An thường xuyên mâu thuẫn với bà Thuý, đến năm 1985 bà An đuổi Bà Thuý ra khỏi nhà, con gái Bà Thuý được Bà An và ông Hải nuôi nấng.

Đến năm 2010, ông Hải mất và có để lại mãnh đất được mua vào năm 1985 nhưng không để lại di chúc, như vậy :

Bà Thuý vợ bé có được hưởng thừa kế tài sản do ông Hải chết để lại hay không ? Chia sẻ thông tin như sau :

1. Những ai có quyền thừa kế tài sản là mãnh đất nêu trên ?

Theo khoản a, điều 651 Luật dân sự 2015, những người sau đây thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được thừa hưởng di sản bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”;

2. Vợ của ông Hải được pháp luật công nhận là ai ?

Căn cứ khoản 1: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 và nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 (khoản 3a) có quy định :

  • “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu ly hôn, thì áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
  • Trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn”
thủ tục phân chia thừa kế di sản vợ chồng hợp pháp
Thủ tục phân chia thừa kế di sản vợ chồng hợp pháp, vợ chồng không hợp pháp mất quyền thừa kế.

Trở về câu chuyện của Ông Hải : Bà An là người chung sống như vợ chồng với ông Hải trước năm 1987 dù chưa đăng ký kết hôn, được xác định là vợ hợp pháp của ông Hải.

Và cho đến lúc cưới vợ bé là Bà Thuý, cả bà An và Ông Hải vẫn chưa giải quyết ly hôn, việc bà Thuý làm vợ bé ông Hải là vi phạm điều kiện về luật hôn nhân gia đình và không được pháp luật công nhận về tình trạng hôn nhân giữa Bà Thuý và ông Hải.

Như vậy cho đến thời điểm ông Hải mất, Bà An vẫn là vợ hợp pháp được pháp luật thừa nhận.

Ai có quyền thừa kế tài sản ?

Như vậy đối với trường hợp của ông Hải : Vợ ông Hải, Cha mẹ đẻ của ông nếu còn sống và con ruột (con ruột ông Hải gồm: Anh Hoàng và Chị Cúc), cha mẹ nuôi và con nuôi (nếu có) của Ông

=> Tất cả đều được quyền thừa kế di sản theo quy định pháp luật.

Bà Thuý có được hưởng thừa kế di sản do ông Hải chết để lại hay không ?

Do không được pháp luật công nhận là vợ hợp pháp, Bà Thuý không có quyền trong thủ tục phân chia di sản do ông Hải mất để lại.

Phân chia tài sản chung vợ chồng khi thừa kế thì chia đôi giá trị
Phân chia tài sản chung vợ chồng khi thừa kế thì chia đôi giá trị

Giá trị tài sản phân chia thừa kế trong trường hợp này như thế nào ?

Trong tình huống tài sản của ông Hải, do không nêu rõ là tài sản thuộc sở hữu riêng của cá nhân ông Hải hay tài sản chung của hai vợ chồng (Ông Hải – Bà An).

Trong trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Thì giá trị phân chia tài sản như sau :

  • 1/2 giá trị tài sản thuộc sở hữu của Bà An.
  • 1/2 giá trị tài sản thuộc sở hữu của Ông Hải.

Như vậy ông Hải chỉ chiếm tỷ lệ ½ giá trị tài sản chung. Thủ tục phân chia di sản thừa kế của Ông Hải được phân chia căn cứ tỷ lệ ông Hải sở hữu.

Có thể bạn quan tâm sổ hồng và sổ đỏ điểm khác biệt đáng lưu ý sẻ xảy ra rủi ro và tranh chấp khi ly hôn và phân chia tài sản theo kiểu ông sở hữu đất còn bà thì sở hữu nhà.

Bà An được phân chia di sản như thế nào ?

  • Bà An được quyền sở hữu ½ giá trị tài sản của mình (tài sản chung với ông Hải) cộng với được phần thừa kế trong ½ tài sản còn lại của ông Hải.

Một tình huống đơn giản về trường hợp thừa kế di sản, nhưng thực tế lại là nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn, và nhiều tranh chấp xảy ra đối với nhiều ngưi, v/v thậm chí không đi đến đâu.

Với mong muốn hệ thống một cách đơn giản để ai cũng hiểu “luật”, EBANK VIETNAM vẫn hy vọng bạn có thêm thông tin bổ ích, vừa hợp tình mà vừa hợp lý trong giải quyết vấn đề.

Nguồn tham khảo : Từ tình huống thực tế của khách hàng và văn bản pháp luật.

Biên soạn : Minh Minh

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.