Đăng ký thế chấp và xóa đồng thời được không

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ với khách hàng về một trường hợp vừa xóa thế chấp và vừa đăng ký thế chấp đồng thời cùng một lúc, để làm kinh nghiệm cơ bản cho những lần tất toán nợ vay tại ngân hàng.

CÂU HỎI :

Tôi muốn tất toán nợ vay tại VPBANK số tiền 1.000 trđ, và chuyển đổi ngân hàng vay sang ACB vay tăng thêm 500 trđ, thành 1.500 trđ. Dự kiến vay vào cuối tháng 11/2019 này, nhưng do chưa chuẩn bị nguồn tiền về kịp nên chưa có tiền để tất toán nợ vay tại ngân hàng VPBANK, Tôi dự tính vay mượn bên ngoài để làm thủ tục tất toán nợ, giải chấp rút tài sản ra chuyển đổi ngân hàng.

Cho tôi hỏi, khi tôi tất toán nợ vay tại VPBANK, thì tôi không làm thủ tục xoá thế chấp trên sổ, mà làm cả hai thủ tục : vừa xoá thế chấp tại VPBANK và vừa đăng ký thế chấp ACB đồng thời cùng một lúc trên sổ thì có được hay không ? Tôi muốn làm vậy để rút ngắn thời gian vay mượn nợ bên ngoài. Thủ tục như thế nào ?

EBank Vietnam chia sẻ kinh nghiệm :

Đăng ký thế chấp và xoá thế chấp đồng thời cùng một lúc, trường hợp nào cần sử dụng ?

Khi bạn thực hiện thủ tục giải chấp : Tất toán nợ vay ngân hàng và rút tài sản (bản gốc GCN) từ ngân hàng A ra để vay (hoặc vay tăng thêm) tại ngân hàng B (gọi là chuyển đổi ngân hàng từ A sang B),

Thì lúc này có thể sử dụng đồng thời cả hai bước : Vừa xoá thế chấp tại ngân hàng A và vừa đăng ký thế chấp tại ngân hàng B đồng thời cùng một lúc tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (văn phòng đăng ký đất đai), để rút ngắn thời gian.

xóa thế chấp và đăng ký thế chấp đồng thời

Thủ tục xoá thế chấp và đăng ký thế chấp thực hiện như thế nào ?

Sau khi đã có sổ (GCN, bản gốc) nhận được khi tất toán nợ vay tại ngân hàng A, chủ sở hữu tài sản (CSH) ký hợp đồng thế chấp vay ngân hàng B tại văn phòng công chứng.

Kể từ thời điểm ký hợp đồng công chứng thế chấp, tài sản đã được chuyển giao sang ngân hàng B về mặt pháp luật.

Nhân viên ngân hàng B sẽ sử dụng bản gốc hợp đồng công chứng thế chấp này kèm theo các hồ sơ sau:

  • Đơn yêu cầu xoá thế chấp A của CSH tài sản (bản gốc)
  • Đơn yêu cầu thế chấp B của CSH tài sản (bản gốc)
  • CMND của chủ sở hữu tài sản.
  • Các giấy tờ khác như : Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận 2 số cmnd là một, …chỉ phát sinh khi : Hồ sơ bị vướng cần cập nhật biến động trên sổ – trên GCN trước khi tiến hành đăng ký thế chấp.

Các trường hợp nào không thể xoá thế chấp và đăng ký thế chấp đồng thời cùng một lúc ?

Trường hợp khách hàng tất toán nợ vay tại ngân hàng đã lâu (trên 6 tháng) nhưng chưa thực hiện thủ tục xoá thế chấp trên sổ.

Các trường hợp khác : Số chứng minh nhân dân trên sổ khác với số cmnd thực tế; hoặc khách hàng có thẻ căn cước mới nhưng chưa cập nhật trên sổ, hoặc địa chỉ thường trú của khách trên sổ hộ khẩu khác với giấy chứng nhận QSD đất, v/v.

Các trường hợp này, cần cập nhật thông tin biến động trên giấy chủ quyền trước khi tiến hành đăng ký thế chấp, do đó không thể thực hiện đồng thời cùng một lúc.

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm thủ tục đăng ký thế chấp và xoá đăng ký của EBank Vietnam trong quá trình làm việc và tương tác với khách hàng của chúng tôi. 

Biên soạn : Minh Minh

Nguồn tham khảo kinh nghiệm : Khách hàng và cộng đồng EBank Vietnam.

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.