Hiện nay, cơ quan báo đài đang nhắc đến vấn đề nóng : Bảo hiểm nhân thọ bắt buộc phải mua khi người vay đi vay thế chấp tài sản. Điều này đã vô hình trung gây nên tâm lý “tiêu cực” đến khách hàng về vấn đề quyền lợi chính đáng của mình “mua bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ sức khỏe”.
Ngoài ra một số tổ chức, cá nhân còn lợi dụng việc này để làm nóng dư luận, dẫn dắt người đi vay sang “hướng khác”, lợi dụng điều đó để thu lợi bất chính từ việc giới thiệu qua “ngân hàng cho vay không mua bảo hiểm”. Rất nhiều khách hàng chia sẻ và tâm sự đến EBANK VIETNAM về vấn đề này, đó là những chia sẻ thật lòng từ tình huống thực tế, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
Bảo hiểm nhân thọ là gì ?
Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho con người, là việc công ty bán Bảo hiểm nhân thọ mua sự rủi ro cho người được bảo hiểm, là hình thức bảo vệ dành cho người được bảo hiểm an tâm sống và làm việc mà không cần phải lo lắng chẳng may bất trắc trong cuộc sống (tai nạn, bệnh hiểm nghèo…) ập đến với mình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, tương lai của các con, v/v. Do đó Bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều quyền lợi chính đáng:
Được bảo vệ sức khỏe khi khám bệnh định kỳ/hàng năm (tùy theo gói mua bảo hiểm là gì ?). Một số gói mua bảo hiểm có đính kèm quyền lợi khám chữa bệnh miễn phí tại các bệnh viện trong danh sách bảo hiểm, sẽ chi trả thay cho khách hàng rất nhiều những khoản: Chi phí thuốc men, chi phí chữa bệnh, phẫu thuật, v/v nếu có bệnh.
Khách hàng tham gia bảo hiểm là việc đầu tư cho sức khỏe, khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra, rất an tâm vì đã có bảo hiểm, ngoài ra, bảo hiểm còn giảm áp lực gánh nặng của người thân bạn đi rất nhiều nếu chẳng may bạn xảy ra tại nạn, ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác…
Vì vậy nếu như bạn không quan tâm đến chính bản thân bạn, thì hãy quan tâm đến gia đình và người thân bạn, chẳng may, bạn có chuyện gì xảy ra thì tiền bạc, thuốc men để chạy chữa cho bạn là một áp lực lớn đối với họ, nó đánh đổi bằng cả cuộc sống của gia đình và tương lai của các con bạn.
Có thể bạn quan tâm tình huống pháp luật về phân chia di sản thừa kế vợ chồng sau khi người chồng qua đời đối với trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn.
Đối với việc đi vay vốn ngân hàng, việc mua bảo hiểm là việc bạn suy nghĩ cho người thân của bạn, bởi vì, khi bạn có rủi ro xảy ra (tai nạn, bệnh tật,…) không có tiền để trả được nợ ngân hàng thì lúc này bảo hiểm sẽ chi trả thay khoản nợ của bạn cho ngân hàng ứng với mệnh giá được bảo hiểm, người thân của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
Ngoài vấn đề được bảo vệ, Bảo hiểm nhân thọ còn có chính sách đầu tư linh hoạt cho người mua bảo hiểm (theo sản phẩm Bảo hiểm đầu tư), bạn sẽ nhận được hầu như toàn bộ số tiền đầu tư hàng năm cùng với lãi phát sinh khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm.
Tình huống thực tế đã từng phát sinh về bảo hiểm nhân thọ :
Anh Nam vay vốn ở Ngân hàng VIB, chẳng may anh qua đời (sau 2 năm vay vốn mua nhà) vì mắc căn bệnh hiểm nghèo, khi mất anh để lại khoản nợ chồng chất là căn nhà đang thế chấp tại ngân hàng này cho vợ con anh (nhà có giá trị 3 tỷ, thế chấp vay ngân hàng 2 tỷ).
Chị Hà – vợ anh, sau khi lo hậu sự cho anh xong có liên hệ với nhân viên ngân hàng này đề nghị được rút tài sản trên bán để trả món nợ vay, bởi vì anh Nam là trụ cột duy nhất trong gia đình, mọi thu nhập đều từ anh, chẳng may anh mất đi rồi không có tiền để trả nợ.
Xem xét lại khoản vay của anh Nam, chúng tôi có đề xuất với chị Hà không nên bán nhà, mà để chúng tôi làm thủ tục để bảo hiểm chi trả khoản vay thay cho anh Nam (vì khi vay vốn anh có mua bảo hiểm nhân thọ hợp đồng 50trđ/năm với mệnh giá gần 2 tỷ đồng).
Chị Hà rất cảm ơn chúng tôi, khoản vay của anh chị được bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ, chị và 2 con nhỏ vẫn giữ được nhà.
Bảo hiểm nhân thọ có bắt buộc mua khi người vay đi vay tại ngân hàng hay không ?
Ngân hàng hoàn toàn không có quy định bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khi vay vốn, chỉ khuyến khích khách hàng nên tham giam bảo hiểm để bảo vệ bản thân, phòng các trường hợp bất trắc xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và người thân.
Xu hướng : Những ngân hàng kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận (hướng đến chuẩn basel 2) thì lợi ích khách hàng đều đặt lên hàng đầu, do đó để phòng ngừa những rủi ro nợ xấu vì những sự cố đáng tiếc xảy ra như trên mà không phải lỗi do khách hàng (khách hàng bị tai nạn, thương vong,..), những ngân hàng này đều khuyến nghị khách hàng tham gia bảo hiểm + ưu đãi lãi suất vay để khuyến khích “khách hàng mua bảo hiểm”.
- Xem thêm Nhật ký chuyện nghề ngân hàng – Cách tiếp thị khách hàng vay.
Việc biến tướng: “ngân hàng nào cho vay không mua bảo hiểm thế chấp”
Lợi dụng việc ngân hàng cho vay kèm theo mua bảo hiểm nhân thọ: Một số tổ chức, cá nhân biến tướng trục lợi bằng cách : Dẫn dắt khách hàng qua những ngân hàng không mua bảo hiểm nhân thọ để rồi thu phí dịch vụ giới thiệu hồ sơ vay (thay vì mua bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho mình, khách lại mất một khoản tiền lớn trả cho dịch vụ môi giới vay)…
Lợi dụng việc mua bảo hiểm nhiều cá nhân tổ chức biến tướng thành “ngân hàng ép buộc” mua bảo hiểm nhân thọ
Ví dụ : Thay vì vay vốn tại ngân hàng V với số tiền mua bảo hiểm nhân thọ là 20 triệu đồng, chị Ngọc được đề nghị qua ngân hàng A vay không bị mất tiền mua bảo hiểm, đổi lại là chi Ngọc chi trả cho họ và nhân viên ngân hàng A một ít tiền chỉ 10 triệu đồng thôi (Vẫn rất rẻ hơn nhiều so với việc chị Ngọc bị mất 20 triệu đồng ?!!)
Vô hình trung khách không mua bảo hiểm khi vay vốn nhưng lại mất một khoản tiền chi trả cho những bên trung gian hoặc dùng để “bôi trơn” khi được duyệt vay.
Khi khách hàng tìm đến những dịch vụ môi giới trung gian này, họ không bao giờ giới thiệu khách hàng qua những ngân hàng có mua bảo hiểm, mà họ biến tướng bằng cách:
Dẫn dắt khách nên qua ngân hàng hàng B, C, X… để vay vốn vì bên đó không mua bảo hiểm, và khách không bị mất tiền mua bảo hiểm.
Họ tạo nên tâm lý tiêu cực cho người vay và dư luận rằng “ngân hàng nào bây giờ cũng ép buộc người vay mua bảo hiểm và người vay bị mất tiền khi mua BHNT” => chỉ khi nào làm việc với họ thì sẽ không bị ép buộc mua bảo hiểm.
Thực tế : Số tiền mua bảo hiểm không bị mất đi, mà sẽ được bảo hiểm trả lại (có cộng lãi suất) sau 1 năm, hoặc 2 năm vay, v/v hoàn toàn không bị mất đi như hình thức biến tướng nêu trên.
Việc ngân hàng cho vay có mua bảo hiểm hay không có mua bảo hiểm là tiêu chí và quy định riêng của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên đối với người có hiểu biết thì việc mua bảo hiểm nhân thọ khi đi vay vốn là một chuyện quá đỗi bình thường để bảo vệ cho mình và người thân.
Và xu hướng: Những ngân hàng nào muốn phát triển mạnh và bền vững trong tương lai đều hướng tới quyền lợi của khách hàng bằng hình thức đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất, tiện ích nhất, trong đó sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ hiện nay vừa là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả vừa để bảo vệ cho bản thân và gia đình khách hàng, giảm thiểu rủi ro về mặt hoạt động của Ngân hàng khi rủi ro xảy ra với khách hàng.
Xem thêm nhật ký ngân hàng và câu chuyện thưởng tết cuối năm của một nhân viên đã nghỉ việc.
Nguồn tham khảo : EBANK VIETNAM tổng hợp từ chia sẻ của khách hàng và nhân viên ngân hàng có kinh nghiệm về bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng.
Trích : “Nhật ký ngân hàng:”
Tác giả : Minh Minh