Phí công chứng hợp đồng thế chấp vay và thủ tục cần biết

4.8/5 - (11 bình chọn)

Công chứng thế chấp tài sản là một thủ tục không kém phần quan trọng trong quá trình vay vốn ngân hàng. Những rắc rối có thể xảy ra trong thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp vay vốn ngân hàng, khiến cho khoản vay không được suôn sẻ nếu như vướng ở khâu này. Mời khách hàng cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản.

1. Phí công chứng hợp đồng thế chấp

Thông thường số tiền đóng sẽ là từ 1 đến 2 trđ/tài sản công chứng.

Đối với khoản vay dưới 50 trđ, đóng 50 ngàn đồng, khoản vay từ 50 trđ đến dưới 100 trđ: Đóng 100 ngàn đồng.

Các khoản vay trên 100 trđ, tính phí công chứng theo quy định Bộ Tài chính (hiện tại là công văn 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016), tính phí như sau .

  • Phí công chứng = Tỷ lệ thu phí x Giá trị tài sản định giá theo ngân hàng (hoặc giá trị khoản vay)
  • Cụ thể tỷ lệ thu phí khác nhau cho từng số tiền :
Giá trị tài sản thế chấp hoặc giá trị khoản vayTỷ lệ thu phí (%)
Từ 100 trđ đến < 1.000 trđ0,1%
Từ 1.000 trđ đến < 3.000 trđ1 trđ + 0,06%
Từ 3.000 trđ đến < 5.000 trđ2,2 trđ + 0,05%
Từ 5.000 trđ đến < 10.000 trđ3,2 trđ + 0,04%
Từ trên 10.000 trđ đến < 100.000 trđ5,2 trđ + 0,03%
Trên 100.000 trđ32,2 trđ + 0,02%

2. Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở đâu ?

Nếu như động sản (máy móc thiết bị, xe, phương tiện vận tải, v/v) có thể không cần công chứng hợp đồng thế chấp, mà chuyển sang đăng ký giao dịch bảo đảm online luôn thì, đối với quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp.

Công chứng thế chấp quyền sử dụng đất ở văn phòng công chứng tư thì phải liên kết với ngân hàng và đủ điều kiện hành nghề
Công chứng thế chấp quyền sử dụng đất ở văn phòng công chứng tư nhân thì phải liên kết với ngân hàng và đủ điều kiện hành nghề

Địa điểm công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất :

Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại các Văn Phòng công chứng nhà nước. Một số Ngân hàng có liên kết đặc biệt với Văn Phòng công chứng tư nhân (đủ điều kiện hành nghề) thì khách hàng có thể chọn lựa để giao dịch công chứng cho thuận tiện.

Phí công chứng thế chấp tài sản ai là người đóng ?

Khách hàng là người đóng khoản phí công chứng này. Sau khi đóng sẽ có biên lai hoặc hóa đơn (nếu vay doanh nghiệp).

Phí công chứng hợp đồng thế chấp cũng là các loại phí khi vay ngân hàng
Tìm hiểu ngay các loại phí khi vay ngân hàng trong đó có phí công chứng => Bấm vào hình

3. Hồ sơ chuẩn bị khi công chứng thế chấp tài sản :

a/ Hồ sơ công chứng tài sản thế chấp của khoản vay vốn khách hàng cá nhân :

Hồ sơ bên vay vốn :

  • CMND của khách hàng vay + sổ hộ khẩu (cả 2 vợ chồng nếu cả 2 cùng ký giấy nhận nợ).

Hồ sơ chủ sở hữu tài sản thế chấp :

  • CMND + Sổ hộ khẩu chủ sở hữu tài sản thế chấp (Cả 2 vợ chồng nếu tài sản trong thời kỳ hôn nhân)
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu độc thân hoặc đã ly hôn).
  • Quyết định ly hôn (nếu đã ly hôn, để xác định tài sản chung hay riêng)
  • Giấy xác nhận căn cước công dân và số chứng minh thư

b/ Hồ sơ công chứng tài sản thế chấp đối với khoản vay doanh nghiệp.

Hồ sơ bên vay vốn (bản gốc):

  • Giấy phép kinh doanh.
  • Thông báo mẫu dấu.
  • Điều lệ công ty.
  • Biên bản họp hội đồng thành viên công ty về việc đồng ý vay ngân hàng (nếu công ty cổ phần và cty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • CMND của người đại diện pháp luật (Giám đốc công ty hoặc người được các thành viên công ty ủy quyền ký hồ sơ vay vốn)

Hồ sơ bên chủ sở hữu tài sản thế chấp

  • Biên bản họp đồng ý vay (nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu công ty).
  • CMND + Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản thế chấp (cả 2 vợ chồng nếu tài sản chung)
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc QĐ ly hôn (nếu chủ sở hữu tài sản thế chấp độc thân, ly dị)
  • Giấy xác nhận căn cước công dân và số chứng minh thư.

4. Thủ tục công chứng tài sản thế chấp vay ngân hàng :

Tại văn phòng công chứng, khách hàng sẽ ký 2 hợp đồng :

  • Hợp đồng tín dụng : Bên vay vốn ký.
  • Hợp đồng thế chấp : Chủ sở hữu tài sản thế chấp ký

(Nếu bên vay vốn kiêm chủ sở hữu tài sản thế chấp thì bên vay ký cả 2 hợp đồng này).

Đối với khoản vay doanh nghiệp, cần lưu ý thêm :

  • Tại hợp đồng thế chấp sẽ có thêm doanh nghiệp cùng ký (nếu soạn thảo mẫu hợp đồng thế chấp 3 bên : Doanh nghiệp, ngân hàng và chủ sở hữu tài sản).
  • Trong trường hợp mẫu hợp đồng thế chấp 2 bên (ngân hàng và chủ sở hữu tài sản) thì doanh nghiệp không cần ký.

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp vay cần lưu ý phần chủ sở hữu tài sản

5. Những lưu ý khi công chứng thế chấp tài sản :

1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, quyết định ly hôn là căn cứ để xác định tài sản riêng (hoặc tài sản chung) của vợ chồng chủ sở hữu tài sản thế chấp trong hôn nhân.

  • Điều này lý giải vì sao tài sản thế chấp chỉ đứng tên riêng cá nhân một người nhưng lại bắt buộc phải có các loại giấy này mới được công chứng thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khó thực hiện khi khách hàng cư trú tại quá nhiều địa phương, dẫn đến không cung cấp được khi công chứng.

2. Trong một vài trường hợp tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, đứng tên riêng cá nhân một mình chồng hoặc vợ, nhưng vẫn không công chứng được mặc dù đã có quyết định ly hôn

=> Lý giải cho điều này là do quyết định ly hôn không có ghi rõ nội dung thỏa thuận phân chia tài sản, thuộc sở hữu của ai dẫn đến sau này khi mua bán, thế chấp, chuyển nhượng phải có mặt của vợ (chồng) cũ để ký giấy tờ.

3. Đối với một số trường hợp đã mất chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) có thể công chứng bằng passport (tuy nhiên trong trường hợp này giao dịch chỉ được chấp nhận khi chủ sở hữu tài sản thế chấp đã từng có mẫu chữ ký lưu trữ công chứng – VD như mua bán, giao dịch tài sản gần đây)

4. Một vài trường hợp vướng không công chứng được do CMND bị rách, cần thêm giấy xác nhận 2 số cmnd là của một người, v.v.

5. Đối với khoản vay vốn doanh nghiệp, điều lệ công ty có chữ ký của các thành viên góp vốn phải khớp chữ ký trên biên bản họp vay vốn (vì các thành viên góp vốn không có mặt tại văn phòng công chứng mà ủy quyền bằng biên bản họp cho người đại diện ký hồ sơ), do đó 2 nội dung này phải khớp nhau để xác định tính trung thực của hồ sơ.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về giao dịch công chứng thế chấp tài sản, thực tế trong quá trình tác nghiệp, có rất nhiều vướng mắc trong khâu này mà chúng tôi không thể liệt kê hết. Nếu khách hàng có vướng mắc, vui lòng để lại bình luận hoặc đăng ký để được EBank Vietnam hỗ trợ.

Written by 

Minh Minh - Biên tập viên tại EBank Vietnam. Tham gia EBank Vietnam 18/10/2019. "Trưởng thành với những tháng năm làm nghề ngân hàng đã cho mình vốn kinh nghiệm sống quý giá, với mình niềm đam mê lớn nhất chính là chia sẻ những gì mình biết, kể lại những chuyện mình từng trãi qua bằng thế giới content mang đến bạn"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.