Hằng năm hễ cứ vào thời điểm kỳ nghỉ lễ tết: Noel, tết Tây, cho đến Tết Nguyên đán là cộng đồng dân ngân hàng rộn ràng cả lên, ngân hàng này cứ hóng tin qua ngân hàng nọ, rồi cứ thao tin với nhau : Ngân hàng ACxx thưởng 5 tháng lương, ngân hàng MBXXX một nhân viên bình thường thưởng cả chục chiệu đồng.
Đến hẹn lại lên, chuyện thường tình thế thôi
Ngay cả cùng chung trong một hệ thống ngân hàng, nhưng đơn vị này xếp loại tốt thì bị đồn được thưởng tới vài chục triệu đồng, Đơn vị kia xếp loại không tốt do năm nay trích lập dự phòng cao thì nghe tin đồn thất thiệt rồi buồn rầu, rồi cả tập thể nhân viên lo lắng “tết năm nay mình được thưởng nhiêu ta ?”
Đó là câu chuyện sâu xa bên ngoài, còn bên trong nội bộ phòng ban (cùng một đơn vị với nhau) của một ngân hàng: Cũng đã rộn ràng, bất cập không đồng nhất vụ ý kiến xếp loại cuối năm, rồi lương thưởng… đến nỗi tồn tại những vấn đề tiêu cực như :
Đồn đoán, xào xáo chuyện nội bộ nhân viên cùng phòng với nhau : Chắc thằng A được sếp cưng xếp loại xuất sắc.
B nghe vậy hơi buồn: “Mình cống hiến chắc cũng cả năm nay, làm tới 200% công sức, KPI, mà vậy không được xếp loại cao hơn A, thôi chuyến này ở lại chờ thưởng xong, qua tết đổi ngân hàng, nhảy việc”.
Đó là chuyện thường nhật hằng năm cứ đến hẹn lại lên trong hệ thống ngân hàng, còn bước ra ngoài ngân hàng, câu chuyện còn dữ dội hơn nữa …
Bi hài chuyện về quê ăn tết nghe đồn “thưởng ở ngân hàng, chắc cao lắm”
Cộng đồng dân ngân hàng hầu hết đều ở tỉnh, nếu có nhà ở phố thì tết cũng kiếm chuyện về quê (quê bạn, quê vợ, quê họ ngoại họ nội…) ăn tết cho zui.
Hễ cứ đi đâu là khắp thôn xóm ở quê kháo nhau rằng : Thằng C con ông D ở cuối thôn, làm ngân hàng nay nó mang tiền thưởng về nhiều lắm.
Rồi chuyện ông E đi khoe với hết thảy bà con lối xóm trong thôn : “Tui mới nhờ thằng Tám lo được một suất cho con gái tui vô ngân hàng nhà nước làm, phải chầu chực mấy năm nay mới được vô”, vậy là bà con kháo nhau rằng : Lương thưởng ngân hàng đã cao mà còn làm ngân hàng nhà nước còn cao ác nữa…
Vậy là tâm lý “Thích chui zô ngân hàng làm” mà phải “vô được bank lớn, bank bự, bank nhà nước” mới chịu
Thực hư chuyện thưởng tết ngân hàng ?!?
Có ở trong chăn mới biết chăn có rận, nghề ngân hàng mang cái mác “thưởng tết cao, tiền nhiều”, nhìn ngó có vẻ hào nhoáng, sang chảnh, nhưng mấy ai hiểu được cái nỗi khổ…
Để có được lương thưởng cao, bạn phải cống hiến hầu hết sức của tuổi trẻ. Phải có tâm với nghề, phải chấp nhận áp lực, đi sớm về muộn.
Mấy bạn trẻ mới ra trường bây giờ cứ thích vô ngân hàng do nghĩ rằng ngân hàng làm lương cao, nên nhiều khi chưa có kinh nghiệm gì về ngân hàng nhưng cứ đưa mức lương cao chất ngất khiến nhân sự tuyển dụng ngân hàng đọc xong choáng ngợp.
Không được tuyển dụng vô ngân hàng với mức lương hậu hĩnh ngay từ đầu, nhiều bạn cố sống chết bám vô ngân hàng cho bằng được, mặc dù lương hơi bèo bèo hơn bên ngoài nhưng cũng chấp nhận dù sao mang cái mác làm ngân hàng vẫn “soang” hơn.
- Thế rồi vô ngân hàng rồi làm sao để được nâng lương, thưởng cao mấy bạn có biết không ?
- Muốn biết trước hết xin hãy trả lời câu hỏi “ngân hàng xét thưởng cho bạn cao dựa trên những yếu tố nào ?”
Câu trả lời của đại đa số đông đều đánh đồng rằng: Do vượt KPI, rồi do xếp loại xuất sắc, trả lời như vậy liệu có đúng hết chưa, đố các bạn ?
Ngân hàng xét thưởng trên cơ sở nào ?
Ngân hàng thưởng có cao hay không căn cứ theo : Hoạt động kinh doanh có lợi nhuận.
Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, không chỉ riêng ở mỗi ngân hàng, cứ hễ hoạt động kinh doanh hiệu quả là có lợi nhuận, nhiều thì thưởng nhiều, lợi nhuận ít thì thưởng ít.
Vậy thì ngân hàng làm thế nào để kinh doanh hiệu quả hay quy trình kinh doanh của ngân hàng là gì ?
Cũng theo ý kiến đại đa số đông trả lời rằng: Dựa trên hoạt động cho vay; Rồi lãi vay trừ đi lãi suất tiết kiệm, rồi số ít cao siêu hơn tí : Chắc không có nợ xấu, không bị trích lập dự phòng thì chắc chắn hoạt động kinh doanh hiệu quả rồi.
- “Em nói thiệt với mấy chế, Em đây cũng đi làm ngân hàng từ thưở ban sơ, trãi qua các phòng ban với nhiều vị trí Back cũng có, mà sale cũng có…” nhưng không ai phổ cập kiến thức cho em làm sao để ngân hàng kinh doanh hiệu quả cả – Chắc do em chậm cập nhật kiến thức hoặc e rất tệ khi làm ngân hàng đã lâu nhưng không biết gì….
Có thể bạn quan tâm mẫu danh thiếp điện tử của 1 Sếp MB (Ngân hàng TMCP Quân Đội tại Fafc.me – Công cụ hỗ trợ banker bán hàng hiệu qủa
Ngay cả câu chuyện thay đổi mô hình, tái cơ cấu, rồi thay đổi cơ cấu quản lý nhân sự trong ngân hàng để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn như:
Lúc thì các bộ phận Back sát nhập với bộ phận kinh doanh để kinh doanh có hiệu quả,
Lúc khẩu vị các Sếp thấy cần phải để bộ phận Back office (định giá, tái thẩm định, vận hành…) tách biệt với đơn vị kinh doanh ra để kiểm soát rủi ro.
Nhưng câu chuyện muôn thuở vẫn là không ai phổ cập kiến thức “làm sao để kinh doanh có hiệu quả trong ngân hàng” cho em cả.
Ngày nào em cũng được nghe ngôn ngữ cao siêu của sếp: Rằng kinh doanh hiệu quả là đi kèm với kiểm soát rủi ro, không cho nợ xấu nợ quá hạn.
Cứ như vậy bộ phận back thì cứ sợ rủi ro, làm cái này cũng sợ rủi ro, cái kia cũng sợ rủi ro nên cản “đơn vị kinh doanh” hông cho mấy ổng làm.
Đơn cử chuyện định giá: Làm định giá thì nhiệm vụ là tư vấn rủi ro, vậy mà các Bác cứ suốt ngày ràng buộc điều kiện phê duyệt tín dụng như: Phải có giấy này, giấy kia thì tài sản mới có giá.
Phê duyệt và thẩm định tín dụng thì cứ nêu ý kiến lòng vòng cho đơn vị kinh doanh bị “hớ”, rồi nhẹ nhàng chốt lại là “thôi mình dừng lại nha – rủi ro quá “. Cái hổng cho cho vay thì không đáng nói làm gì, cái cần là cái chính kiến ngay từ đầu, đỡ mất thời gian để cho tụi em dành thời gian để đi kiếm khách khác.
Rồi có hôm em nhờ vả ông IT hỏi vụ hệ thống Internet banking có bị trục trặc gì mà khách không nhận được mật khẩu, ổng cũng kiểm tra giúp một hồi, xong chốt là “để kiểm tra thêm nữa”…em nghe xong rồi nói “thôi có mần gì mần, mà thông báo giúp em đến khách hàng một tiếng lý do nghen” – Xong anh ấy bảo là “thôi, Sale làm việc trực tiếp với khách đi. Hổng phải chuyện của IT, IT sống lâu năm quen với cái máy rùi, nên hổng nói chuyện zới ai hết ?!! ” – Trời ơi khách hỏi em lý do sao bị vậy mà làm sao để em biết lý do đây ?!!!
Rồi bộ phận kinh doanh thì lo mãi chạy số, đạt KPI mà quên mất mình phải kiểm soát rủi ro, nên nhiều bạn làm kinh doanh thì thay ngân hàng, nghỉ việc như đi chợ…do sợ làm lâu tại một ngân hàng thì bị đạt ngưỡng “tầm soát soát rủi ro”, phải đi giải quyết chuyện nợ quá hạn của khách.
Cứ như vậy rồi sale và back lúc nào cũng bất đồng quan điểm với nhau, không thể hài hoà sống chung một mái nhà.
Quy trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ra sao ?
Mãi cho đến khi bước qua vài vị trí: Tái thẩm định tín dụng có, hỗ trợ có, rồi cuối cùng mới qua vị trí Sale, em tự mày mò, rồi cập nhật nghe ngóng, chứ không ai chỉ dạy thì lúc này em mới biết: “Ồ thì ra kinh doanh hiệu quả rất đơn giản”:
Cứ am hiểu hết tất cả các sản phẩm của ngân hàng, về thế mạnh của ngân hàng mình sản phẩm nào,…Ngoài ra còn am hiểu khách hàng, và hiểu cách tiếp cận khách hàng như thế nào để mang đến sản phẩm chào bán thành công..bên cạnh đó là nhận diện rủi ro là đã được một mớ kiến thức “làm thế nào để kinh doanh hiệu quả”.
Ngay từ mớ kiến thức đơn giản : Đi vay cũng có biên độ lời của đi cho vay, đi huy động về bán vốn lại cho hội sở cũng có biên độ lời của huy động.
Thế mà trước đây các Bác cứ bảo nhau : Lợi nhuận = Lãi suất cho vay – LS tiền gửi (Trời ơi… chết em !!!)
Và ngoài ra, các hoạt động như: Casa tài khoản thanh toán qua đêm, phí phát hành bảo lãnh, v/v là những hoạt động đơn giản dễ đem về thu thuần, rồi không tốn chi phí quản lý nhân sự.
Bên cạnh đó là phải kiểm soát rủi ro không cho bị nợ xấu, và quá hạn. Vì nếu như quá hạn thì phải trích lập dự phòng cao từ lợi nhuận, dẫn đến gỉam lợi nhuận và kinh doanh không hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm bảo hiểm nhân thọ khách hàng mua khi vay là loại phí thu góp phần kinh doanh có hiệu quả và giảm thiểu về mặt rủi ro hoạt động của ngân hàng
Trở về câu chuyện lương thưởng ngân hàng
Thưởng cao hay không cao đòi hỏi sự đóng góp chung tay, chung sức của tất cả tập thể, chứ không thể cá nhân của một người mà làm nên, và không thể thành tích xuất sắc của riêng một ai cả.
Thiết nghĩ nên chăng là phổ cập kiến thức cơ bản về sản phẩm ngân hàng, về cơ chế hoạt động để sinh lợi nhuận, để Back cũng như Sale, đều am hiểu về sản phẩm và thế mạnh của ngân hàng mình, và am hiểu cả khách hàng, từ đó có thêm nhiều đóng góp để đi đến lợi ích chung, cả ngân hàng cùng phát triển.
Vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở chỗ : Am hiểu sản phẩm và am hiểu khách hàng là vấn đề mà bất kỳ bộ phân nào cùng cần phải được phổ cập kiến thức cơ bản này để chung tay phát triển cho tổ chức.
Và tâm lý chung của các bạn trẻ thích ngân hàng nhà nước để lương cao, ổn định hơn, ngoài ra còn thích các công việc Back để ổn định và không áp lực, ngại ngần vị trí sale do áp lực công việc… chính vì tâm lý an nhàn này mà chỗ thì thừa nhân sự, chỗ thì hụt nhân sự tìm hoài chẳng ra, gây mất cân đối nguồn nhân lực.
Suy cho cùng, những bạn mới ra trường nên trãi nghiệm mình từ vị trí Sale trước. Sau khi đã sale thành công hay sale thất bại thì cũng đã trãi qua một quá trình tôi luyện để đi đến nhiều vị trí khác trong ngân hàng.
Bởi vì chỉ có vị trí sale mới có cơ hội tiếp xúc với khách và được cơ hội am hiểu sản phẩm của mình hơn, sau khi đã hiểu thấu về sản phẩm của ngân hàng mình rồi, nếu không phù hợp thì mới sang vị trí Back làm.
Đừng để như “em” khởi nghiệp vào làm với trị trí Back trên tận HO, đến khi trãi qua vị trí Sale và có lượng khách hàng phát triển thì “lớn lứa, lỡ thì”…có con cái, có gia đình nên không còn phù hợp nữa.
Và quan trọng nhất, ngân hàng không phải nghề tốt nhất – Nhưng vị trí Sale tại ngân hàng là vị trí mang đến bạn nhiều cơ hội và trãi nghiệm nhất, ngoài ra còn mang đến nhiều mối quan hệ, để từ đó bạn có thể phát triển được các công việc khác cho kế hoạch kinh doanh của riêng mình khi không còn làm ngân hàng
Bởi thực tế : Làm ngân hàng hay công việc khác, dù cho bạn có phát triển và lương cao đến cỡ nào đi chăng nữa, cũng là đi làm công ăn lương. Chỉ khi bạn làm chủ công việc kinh doanh của riêng mình thì đó mới là câu chuyện hoàn toàn khác.
Vì vậy đừng nên nặng nhẹ chuyện lương bỗng, cao hay thấp, áp lực công việc, rồi chán nản, rồi nhảy việc. Cái quan trọng là nền tảng kinh nghiệm mà bạn tích luỹ được trong quá trình làm ngân hàng , điều đó là một kho báu vô tận.
Trích : “Nhật ký chuyện nghề ngân hàng” – Tâm sự của một nhân viên thường xuyên bị xếp loại D khi đánh giá cuối năm và đã nghỉ việc tại ngân hàng cho hay.
Tác giả : Minh Minh