So sánh sổ hổng và sổ đỏ, phân biệt sổ hồng và sổ đỏ khác nhau điểm nào, sổ đỏ và sổ hồng sổ nào có giá trị pháp lý hơn là chủ đề được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng hiện nay.
Dạo vòng quanh các trang mạng xã hội, EBank Vietnam phát hiện ra rằng: Những kiến thức mà hiện nay trên mạng xã hội thông tin đến khách còn nhiều điểm hạn chế.
Chỗ thì giải thích nhiều, rườm rà, v/v khách không hiểu, mà có chỗ thì ngắn gọn quá dẫn đến khách hiểu nhầm, hiểu sai.
Chính vì vậy, hôm nay EBank Vietnam một lần nữa tổng hợp lại thông tin, chia sẻ đến khách những kinh nghiệm từ những cán bộ trong ngành làm các công việc liên quan đến pháp lý bất động sản như định giá, cán bộ bồi thường đất đai, hy vọng sẽ chia sẻ đến khách kiến thức thực tế và thông tin hữu ích hơn.
Sổ hồng và sổ đỏ là gì ?
Sổ hồng, sổ đỏ là tên gọi thông dụng của các loại giấy tờ pháp lý thể hiện sở hữu bất động sản.
Các loại giấy tờ pháp lý thể hiện việc sở hữu bất động sản bao gồm :
1. Giấy tay : Chưa có giấy chứng nhận hợp lệ.
2. Giấy trắng : Các giấy tờ nhà đất trước năm 1999 (giấy tờ trắng, sổ xanh, v/v) => Có giấy chứng nhận nhưng đã cũ => Phải làm thủ tục cấp đổi.
3. Giấy chứng nhận bất động sản (chủ quyền nhà, đất) hợp pháp : Không cần làm thủ tục cấp đổi.
- Giấy tờ nhà đất cấp thời điểm từ 2000 đến trước năm 2005;
- Giấy tờ nhà, đất cấp từ thời điểm 2005 đến 2009;
- Giấy tờ nhà, đất cấp từ năm 2009 đến nay.
Như vậy: Sổ hồng và sổ đỏ là tên gọi của loại giấy tờ pháp lý thể hiện quyền sở hữu bất động sản hợp lệ nhất.
Điểm khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ, cách phân biệt :
Có một điểm lưu ý rất quan trọng đó là : Trước thời điểm năm 2009: Một bất động sản có thể có hai sổ (02 giấy chứng nhận): Vừa có sổ đỏ mà lại đồng thời vừa có sổ hồng.
Như vậy : Một bất động sản trong thời điểm này có thể tồn tại đồng thời cả hai giấy chứng nhận : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất (sổ hồng).
Vì vậy trên thực tế có rất nhiều tình huống phát sinh dỡ khóc dỡ cười khi công chứng mua bán, thế chấp, chuyển nhượng đối với loại giấy tờ cấp thời điểm này :
- Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của A, nhưng sổ hồng thuộc quyền sở hữu của B.
A đồng ý chuyển nhượng, thế chấp nhưng B không đồng ý ; - Tranh chấp xảy ra, không đi đến hồi kết nếu không có sự đồng thuận của cả hai phía A và B.
Kể từ năm 2009 đến nay, cơ quan nhà nước đã thống nhất, hợp nhất : Mẫu phôi cấp sổ đỏ sổ hồng gộp lại chung thành một mẫu, với tên gọi đầy đủ là: Giấy chứng nhận QSD đất, QSD nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nói đến đây, chắc các bạn đã hình dung được câu chuyện “Sổ hồng, sổ đỏ” khác nhau như thế nào ?.
Khách hàng có góp ý về nội dung để chỉnh sửa cho phù hợp, vui lòng để lại bình luận để chúng tôi cập nhật.
Biên soạn : Minh Minh
- Có thể khách hàng quan tâm nhà đất ngân hàng thanh lý : Thông tin nhà bán dưới 5 tỷ đồng tại Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp